Máy giặt lồng ngang hiện nay đang là một trong những thiết bị được rất nhiều bà nội trợ và người tiêu dùng ưa chuộng, không những tiết kiệm điện, nước – thiết bị này còn giúp bạn giữ cho quần áo luôn được an toàn khi giặt, chi phí để sở hữu một chiếc máy giặt lồng ngang không quá cao, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng. Trong bài viết này, các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa máy giặt sẽ tư vấn cho quý khách hàng một số lý do vì sao chúng ta nên chọn máy giặt lồng ngang thay vì máy giặt lồng đứng. Mong rằng qua bài viết này, chúng ta sẽ dễ dàng chọn mua cho gia đình một chiếc máy giặt phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, đặc biệt là phù hợp với túi tiền.
- Điện chập chờn không tốt cho máy giặt
- Tại sao thời gian giặt của máy giặt quá lâu
- Dùng nước xả cho máy giặt như thế nào
Xem thêm: Cách sửa máy giặt không vào nước
Giá thành ngày càng hợp lý hơn
Mặc dù vẫn có giá thành cao hơn các máy giặt lồng đứng, nhưng so với vài năm trước đây, giá của máy giặt lồng ngang đã giảm đáng kể. Vì vậy, khoảng cách về giá thành giữa máy giặt lồng đứng và máy giặt lồng ngang được rút ngắn đáng kể.
Theo khảo sát, các máy lồng ngang của các thương hiệu quen thuộc với người dùng như LG, Samsung, Electrolux, Hitachi, trên thị trường có mức giá từ 9 triệu đồng trở lên cho các mẫu sản phẩm có trọng lượng giặt 7kg. Sở hữu công nghệ giặt hiện đại hơn hẳn, các máy giặt lồng ngang sẽ là một lựa chọn lợi thế so với các máy giặt lồng đứng cùng dung tích có mức giá bán khoảng 5,5 triệu đồng.
An toàn hơn khi sử dụng
Các máy giặt lồng ngang thường có hệ thống cân bằng và tự vận hành tiếp tục khi đột ngột mất điện chứ không phải vận hành lại từ đầu như các máy giặt lồng đứng.
Máy giặt lồng ngang mới cũng có các chế độ khóa an toàn. Đồng thời, khi sử dụng, cửa máy được đóng chặt khi giặt nên cũng tuyệt đối an toàn cho trẻ em.
Tăng tuổi thọ cho quần áo
Hầu hết các máy giặt lồng ngang hiện nay đều làm sạch quần áo bởi cấu trúc quay ly tâm. Với cấu tạo lồng giặt này, quần áo được đảo đều hơn, không bị xoắn chặt vào nhau giúp quần áo được bảo quản tốt hơn, giảm hư hỏng, giãn, rách… Lồng giặt của các máy giặt cửa trước cũng sử dụng các chất liệu cao cấp hơn, với các lổ thoát nước siêu nhỏ nên giúp cho quần áo không bị sờn trong quá trình giặt nên giúp cho tuổi thọ của quần áo được kéo dài lâu hơn.
Thông thường, tốc độ quay của máy giặt lồng ngang trung bình đạt 1.000 – 1.400 vòng/phút, cao gần gấp đôi tốc độ quay của máy lồng đứng. Các máy giặt lồng ngang cũng có nhiều chế độ giặt hơn nên phù hợp với các loại vải sợi khác nhau. Đồng thời, xà phòng cũng được tẩy sạch hơn do áp lực dòng nước và khoảng không giữa quần áo trong máy giặt lồng ngang lớn hơn, không bị hiện tượng xà phòng bám vào quần áo.
Tiết kiệm điện, nước
Tiết kệm và tiện dụng là những các tiêu chí quan trọng của hầu hết các nhà sản xuất cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Chuyên gia về điện máy phân tích, do cơ chế lồng giặt nằm ngang nên mức nước chỉ bằng 40% chiều cao của lồng giặt. Điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm được 60% lượng nước, điện năng và bột giặt so với máy giặt lồng đứng cùng công suất.
Máy giặt lồng ngang có tốc độ quay rất nhanh, có thể lên đến 1.000 vòng/phút (trong khi máy lồng đứng 800 vòng/phút) khiến quần áo được vắt khô hơn, không phải phơi sấy lâu.
Cũng theo một số nghiên cứu thì máy giặt cửa trước tiêu thụ ít xà phòng hơn máy giặt cửa trên đến 66%.
Thiết kế tiện dụng
Tuy có kích thước lớn hơn các máy giặt lồng đứng nhưng máy giặt lồng ngang lại có thiết kế đẹp và tiện dụng hơn so với máy giặt lồng đứng.
Thường được xếp vào dòng máy giặt tầm trung hoặc cao cấp nên máy giặt lồng ngang (cửa trước) thường có thiết kế hiện đại, đẹp mắt và sử dụng các chi tiết hoặc chất liệu sang trọng hơn so với các máy giặt lồng đứng.
Do cấu tạo lồng giặt nằm ngang, cửa mặt giặt được đặt ngang tầm phía trước nên máy giặt lồng ngang cũng được cho là tiện dụng hơn. Với thiết kế này, khi sử dụng, người dùng dễ dàng lấy quần áo ra khỏi lồng giặt hơn vì thiết kế lồng giặt nằm ngang thay vì nằm đứng và sâu như máy giặt cửa trên.