Theo các chuyên gia dinh dưỡng trên trang Health, ngày nay hầu hết gia đình sắm tủ lạnh để dự trữ thức ăn. Một số bà nội trợ do bận rộn không có thời gian đi chợ hàng ngày nên hay mua nhiều thực phẩm tươi sống, nhất là thịt và cá về bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
- Những vật dụng dùng được trong lò vi sóng
- Hướng dẫn sữa mã lỗi trên lò vi sóng
- Tìm hiểu cách sử dụng lò nướng và lò vi sóng
- Mẹo dùng lò vi sóng nấu rau củ không mất chất dinh dưỡng
- Tổng hợp các công dụng của lò vi sóng ít ai biết
- Những nguy hiểm khi sử dụng lò vi sóng
Thịt, cá đông lạnh dễ bị biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng. Người thường xuyên ăn loại thực phẩm này dễ sinh bệnh.
Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông – rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.
Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu. Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm, chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.
Cần lưu ý, sau khi rã đông thực phẩm, nên chế biến ngay và không nên tái đông để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị phá hủy, đồng thời hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất, chỉ nên mua thực phẩm vừa đủ dùng trong 1-2 ngày.