Bữa cơm thường ngày trong gia đình không chỉ giúp cung cấp năng lượng vật chất cần thiết cho của các thành viên, bồi dưỡng sức khoẻ cho họ mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lý, tình cảm sâu sắc. Đây chính là nơi kết nối yêu thương, gắn kết, vun đắp tình cảm gia đình, tạo nên không khí ấm cúng, xua tan những mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng. Vì vậy, dù cuộc sống có bận rộn đến đâu, hãy dành một chút thời gian cho bữa cơm gia đình, bạn sẽ thấy hạnh phúc đến từ những điều giản đơn.
- Cách nhận biết máy lạnh Panasonic chính hãng
- Có nên dùng máy phát điện cho máy lạnh không
- Nguyên nhân cục nóng máy lạnh không chạy
- Thiết kế phòng làm việc dành riêng cho nhà nhỏ
- Những điều cần lưu ý khi bảo trì máy lạnh
- Tại sao máy lạnh phát ra tiếng ồn?
Bữa cơm gia đình là lúc cả nhà được quây quần bên nhau sau một ngày đi học và đi làm mệt mỏi. Xưa, thời còn khó khăn, những người vợ hết giờ làm lại tất bật, vội vàng về nhà cơm cơm, nước nước cho chồng, cho con, người chồng cũng hối hả có mặt ở nhà để cùng sum họp bên mâm cơm vợ nấu. Chỉ từ những điều đơn giản ấy nhưng mâm cơm vẫn luôn tràn ngập tiếng cười. Ngày nay, cuộc sống bận rộn dường như cuốn con người theo những hướng đi khác nhau. Mâm cơm chiều cũng không còn được coi như một “quy tắc” cần có nữa. Nhiều gia đình trẻ lấy “cơm bụi” làm chính, buổi trưa phần lớn vợ chồng ăn tại nơi làm việc, con cái học bán trú ăn tại trường, tối về lại tụ tập với bạn bè quán xá đến khuya, nên có khi cả tuần, vợ chồng, con cái không ngồi ăn với nhau một bữa cơm có đầy đủ các thành viên trong gia đình.
Anh K, là một kỹ thuật viên chuyên sửa máy lạnh tại TP.HCM cũng trong tình trạng tương tự, đã 3 ngày nay anh và vợ cứ như “mặt trăng với mặt trời” vậy. Không phải anh chị giận dỗi gì nhau, chỉ bởi “giờ chị đi làm thì anh chưa dậy, giờ chị có nhà thì anh lại bận đi làm hoặc đi nhậu với bạn bè”. Cuộc sống như vậy với anh chị đã trở thành chuyện “quá bình thường” và dường như ai cũng đã dần quen với điều ấy. Hay như anh H, giám đốc của một công ty lớn thì việc anh vắng mặt ở bữa cơm gia đình đã thành chuyện “cơm bữa”, đến độ vợ anh còn thấy mừng bởi hôm nào anh không ăn là chị lại có cơ hội lang thang, vừa được ăn uống theo sở thích mà lại được “tám” chuyện thoải mái cùng bạn bè, tất nhiên, cô con gái mới 5 tuổi cũng trở thành “đồng bọn” bất đắc dĩ.
Cứ như vậy, cuộc sống như đẩy những cặp vợ chồng này theo những thái cực ngược nhau. Họ không nhận thức được rằng tuy bữa cơm chỉ đơn sơ, đạm bạc nhưng lại góp phần rất lớn để làm nên hạnh phúc gia đình. Để không làm mất đi những khoảng thời gian ấy, chỉ cần một chút khéo léo, bạn sẽ thấy rằng không quá khó để có được một mâm cơm sum vầy.
Quan tâm đến thói quen từng người
Người “giữ lửa” trong gian bếp của mỗi gia đình thường là những người vợ nên việc quan tâm đến thói quen, khẩu vị hay sở thích của từng người là việc rất cần thiết. Nếu nắm được những điều này, bạn sẽ nấu được những món ăn ngon, hợp khẩu vị với mọi người, đây chính là bước đầu tiên níu giữ những người chồng khỏi những cuộc “nhậu” liên miên với bạn bè ngoài quán xá mà lại vừa đảm bảo sức khỏe. Có thể bữa ăn không quá cầu kỳ, chỉ đơn giản vài món ăn “sở trường” nhưng điều đó lại thể hiện sự quan tâm của bạn đến từng thành viên trong gia đình.
Sắp xếp công việc hợp lý
Một nguyên tắc cần thiết nên có trong mỗi gia đình là không mang những bực dọc, bức xúc nơi công sở về nhà. Dù công việc của bạn có bận rộn, căng thẳng thì hãy tạm gác lại mọi chuyện, dành thời gian vui vẻ bên gia đình, quây quần bên mâm cơm, bạn sẽ cảm nhận được sự yêu thương, chia sẻ, tình cảm gia đình qua những chia sẻ, những câu chuyện của cha mẹ, con cái về những sự kiện diễn ra trong ngày.
Biết chiều ” đối phương “
Đôi khi, những người vợ có thể thể hiện sự khéo léo của mình bằng cách thay vì để chồng ăn nhậu ngoài quán xá với bạn bè, hãy chủ động bảo chồng có thể mời bạn về nhà mình ăn uống, vừa đảm bảo “ngon – bổ – rẻ” mà lại an toàn. Không chỉ vậy, bạn còn có cơ hội thể hiện tài nấu nướng với bạn của chồng mà lại cho chồng bạn được tự hào mà nói rằng “vợ mình thật tuyệt vời”. Chắc chắn chồng bạn sẽ chăm chỉ ở nhà hơn để vợ thấy rằng mình cũng là “người đàn ông tuyệt vời của gia đình”. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết hạn chế “tần suất” việc làm này ở mức hợp lý nếu bạn không muốn tạo thêm “công ăn việc làm” cho mình mà lại hình thành thói quen mới cho chồng mình.