Rất nhiều người cảm thấy “bối rối” khi phải đối mặt với tình trạng máy giặt đang hoạt động bổng dưng dở chứng. Thông thường thì bạn sẽ giải quyết nốt đống quần áo đang được giặt ” dở dang ” sau đó sẽ liên hệ với một đơn vị sửa máy giặt gần nhà để khắc phục các vấn đề hư hỏng trên máy giặt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các thao tác cần thiết khi phải đối mặt với một chiếc máy giặt hư hỏng, biết đâu bạn cũng có thể tự tay sửa máy giặt tại nhà, tiết kiệm được một phần chi phí sửa chữa.
- Nguyên nhân và cách sửa máy giặt Electrolux bị chảy nước
- Baking Soda và những điều chưa biết
- Một lần giặt quần áo tốn cả triệu
- Những sai lầm trong cách sử dụng máy giặt
- Ý nghĩa bảng mã lỗi máy giặt Hitachi
- Nguyên nhân nước cấp vào máy giặt liên tục
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài máy
Nhiều khi chỉ do những nguyên nhân rất đơn giản cũng khiến máy giặt nhà bạn gặp trục trặc.
Nếu bạn ấn nút khởi động mà máy không chạy thì thử tìm các nguyên nhân sau:
– Đầu tiên bạn hãy kiểm tra nguồn cung cấp điện xem nó có kết nối và hoạt động không. Nhớ kiểm tra cả phía sau máy để xem dây điện và ổ cắm có bị sờn hay hư hỏng không.
– Kiểm tra các van cung cấp nước để đảm bảo chúng được kết nối và vẫn trong tình trạng mở, ống nước không bị xoắn hoặc nguồn nước yếu quá.
– Nếu máy giặt vẫn chưa khởi động, bạn hãy xem cửa máy đã đóng hoàn toàn chưa. Những máy giặt đời mới sẽ không khởi động nếu cửa máy không được đóng hoặc khóa hoàn toàn.
– Bạn cũng nên đọc lại bản hướng dẫn sử dụng máy giặt để kiểm tra xem mình có làm nhầm thao tác nào không.
– Một vấn đề khác nữa thường gặp ở máy giặt là hiện tượng rò rỉ nước. Nếu thấy rò nước, hãy kiểm tra xung quanh máy để xác định chỗ rò rỉ.
– Kiểm tra phần mép cao su xung quanh cửa máy và đường dẫn nước phía sau.
– Nếu phần cao su bị lỏng hoặc hư hỏng thì bạn nên thay mới, nếu đường ống dẫn nước bị lỏng thì chỉ cần vặn chặt lại.
Những bước này tuy đơn giản nhưng có thể giúp bạn rất nhiều đấy!
Bước 2: Làm vệ sinh máy
Vệ sinh máy giặt theo định kỳ cũng là cách để bảo dưỡng máy. Đơn giản nhất là lau cửa và làm sạch bên trong lồng giặt. Xà phòng hay bị đọng nhất ở những chỗ này. Nếu không làm sạch máy giặt thì quần áo của bạn sẽ không còn được giặt sạch như trước kia!
Sau khi máy giặt xong, hãy để cửa mở một lúc cho phía bên trong lồng được khô tự nhiên – không khí thông thoáng sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành của nấm mốc.
Bước 3: Tự sửa hoặc thay thế phụ tùng cho máy
Dòng máy giặt thông dụng dùng trong gia đình thường được thiết kế với nhiều phụ tùng để dễ thay thế. Trong quá trình sử dụng, các bộ phận phụ tùng bên trong máy đều có thể bị hao mòn và hư hỏng. Nếu sau khi vệ sinh mà máy vẫn không chạy thì chắc là một bộ phận nào đó đã bị hỏng và cần phải thay thế! Dưới đây là tên và chức năng đi kèm của một số loại phụ tùng trong máy giặt có thể thay thế:
– Đường ống nước (xả nước sạch vào và thải nước bẩn ra khỏi lồng giặt).
– Dây đai (là phần chuyển tải, chuyển động cho động cơ không thể thiếu, nếu dây đai đã cũ và mòn thì máy giặt sẽ chạy rất ầm).
– Mâm giặt (bộ phận này quay lồng giặt, nếu lồng giặt không quay hoặc nếu quần áo bị hư hỏng trong quá trình giặt thì có thể đây chính là thủ phạm).
– Van dẫn nước (kiểm soát nhiệt độ nước và lượng nước trong lồng giặt).
– Bộ phận hẹn giờ (kiểm soát khối lượng giặt và thời gian của từng chương trình giặt).
Mục đích của bước ba này chỉ để bạn nắm được các thành phần cấu trúc cơ bản của máy. Bài viết không đi sâu vào chi tiết về cách sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng cho máy giặt. Nếu xét tình trạng thấy máy giặt hư hỏng nặng, liên quan đến yếu tố kỹ thuật, tốt nhất bạn nên liên hệ tổng đài 028.6670.4444 – 028.2217.5555 để được các kỹ thuật viên sửa máy giặt tại TPHCM tư vấn miễn phí. Tuy nhiên, hy vọng rằng ở bước một và hai của bài có thể giúp bạn nhanh chóng xử lý tại nhà trong những tình huống nếu máy gặp trục trặc nhẹ! Cũng không quá khó phải không bạn?
LIÊN HỆ SỬA MÁY GIẶT TẠI NHÀ
HOTLINE: 028.6670.4444 – 028.2217.5555