Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, tiện lợi thường được sử dụng trong các bữa ăn của nhiều gia đình. Chị em thường có thói quen tích trữ nhiều trứng ở cánh tủ lạnh mà không biết rằng đây là một việc làm không tốt.
- Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
- Tủ lạnh nào tiết kiệm điện nhất
- Chia sẻ mẹo vệ sinh tủ lạnh
Theo kinh nghiệm của các kỹ thuật viên chuyên sửa tủ lạnh tại trung tâm điện lạnh Dila. Mặc dù cánh tủ lạnh luôn làm sẵn giá để cho bạn cất trứng tuy nhiên không nên để trứng ở chỗ này bởi nhiệt độ bình thường làm sinh sôi các vi khuẩn salmonella enteritidi (vi khuẩn này có trong lòng đỏ của trứng).
- Nên chọn mua tủ lạnh nào tốt cho gia đình bạn ?
- Nguyên nhân tủ lạnh không đủ lạnh
- Kinh nghiệm kéo dài tuổi thọ cho tủ lạnh
Mặt khác, cánh cửa tủ lạnh luôn được mở ra thường xuyên vì thế nhiệt độ ở cánh cửa không đều, thay đổi liên tục khiến trứng sẽ rất nhanh hỏng.
Vì thế, cách tốt nhất theo các chuyên gia đó là, sau khi rửa sạch trứng, cho trứng vào hộp carton rồi mới cất bên trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu đã cất trứng trong tủ lạnh thì nên để luôn trong tủ, không lấy ra và để ở môi trường ngoài. Vì lúc này, nhiệt độ bên ngoài cao sẽ khiến những hạt nước li ti đọng trên vỏ thấm vào trứng, làm giảm khả năng chống vi khuẩn nên trứng sẽ mau hỏng hơn.
Ăn bao nhiêu trứng là vừa?
Vì lòng đỏ trứng gà có nhiều cholesterol, nên ta cần ăn trứng với một khối lượng thích hợp. Theo Tổ chức Tim mạch Anh Quốc đề nghị không ăn quá 4 quả trong 1 tuần, trong khi đó Tổ chức Y tế Thế giới thì khuyến cáo không nên ăn quá 10 quả trong 1 tuần. Các nhà dinh dưỡng học chưa có ý kiến thống nhất về vấn đề này. Tốt hơn nên dùng trong các mức trên, với người đứng tuổi nên ăn tối đa 5 quả/ tuần, còn đối với thanh niên tối đa 7 quả/ tuần. Những người dễ bị dị ứng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Một quả trứng chứa tới 200 mg cholesterol, trong khi người bị bệnh tim chỉ có thể hấp thụ tối đa 300 mg cholesterol/ ngày. Vì vậy những người yếu gan không nên ăn nhiều trứng ví dụ quá 02 trứng/ ngày.
Thời gian bảo quản trứng
Trứng lưu trữ trong tủ lạnh cũng chỉ nên để từ 3-5 tuần. Trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh thì dùng trong 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ hỏng.
Chị em lưu ý, chỉ nên mua trứng được lưu trữ ở nơi mát mẻ; kiểm tra để chắc rằng trứng không bị nứt hoặc bẩn; bảo đảm trứng không quá hạn; chỉ chọn mua trứng đã kiểm dịch.
Để đánh giá độ tươi của trứng, bạn đặt nó trong một hũ nước, trứng càng bồng bềnh thì càng ít tươi. Vì sao? Ở đầu nhỏ quả trứng có buồng khí, nó càng nhỏ thì trứng càng tươi.
Cũng có thể biết được trứng có tươi không, bằng cách đập nó ra cho vào chảo: nếu lòng trắng còn bao quanh lòng đỏ là trứng còn tươi. Ngược lại, nếu lòng trắng trải dài ra thì chắc chắn đó là trứng cũ!
Cách bảo quản trứng
Trứng mua về nên dùng khăn mềm ướt lau sạch sau đó mới đem cất trữ. Nếu trứng không rửa sạch trước khi bảo quản thì phân gà, vịt còn bám ở ngoài vỏ rất mất vệ sinh, thậm chí có thể gây bệnh.
Đặt trứng đúng vị trí: Nhiều người có thói quen để đầu to của trứng xuống dưới, đầu bé lên trên nhưng làm vậy không đúng. Theo kinh nghiệm của nhiều chị em chia sẻ, để trứng tươi lâu, lòng đỏ không bám sát vào vỏ trứng, nên lưu ý lúc nào cũng phải để đầu to của quả trứng phía trên, dựng đứng, không nên để nằm hoặc trở ngược đầu lại. Tốt nhất không cho các quả trứng chạm vào nhau.
Trứng gia cầm không nên để cùng với gừng, hành tây, như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh.
Bạn có thể bôi lên trứng một lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng… trứng có thể để được đến 36 ngày. Cách này thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 32oC.