Trong bài viết này, các kỹ thuật viên chuyên sửa lò vi sóng tại nhà đang làm việc tại trung tâm điện lạnh Dila sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và so sánh công dụng của 2 thiết bị khá phổ biến trong các gia đình hiện nay đó là lò vi sóng và lò nướng. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp ích cho các bà nội trợ trong việc vận hành thiết bị để tạo ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình thân yêu của mình.
- Những thực phẩm “kỵ” lò vi sóng
- Kinh nghiệm khi sử dụng lò vi sóng và tủ lạnh
- Những điều cần quan tâm khi sử dụng lò vi sóng
- Lò vi sóng bị rỉ sét có thể gây nguy hiểm
- Nên mua lò nướng hay lò vi sóng có tính năng nướng
- Kinh nghiệm chọn mua lò vi sóng cơ
Những điều cần quan tâm khi sử dụng lò nướng, lò vi sóng
Nhiều bà nội trợ cho rằng lò vi sóng có chất lượng cao, nhưng các món nướng không thể ngon bằng dùng lò nướng chuyên dụng, món ăn không nướng được vàng đều, không có độ giòn vì lò nướng chuyên dụng có thể nướng tới 250 độ C, còn lò nướng chỉ nướng tối đa chỉ khoảng 160 độ C.
Lò vi sóng rất thuận tiện để hâm món ăn dư vì không cần cho thêm nước, không sợ món ăn khô cháy hoặc dính với nhau mà hương vị vẫn còn nguyên, rã đá mau hơn. Có khả năng nấu chín thực phẩm, kể cả những miếng thịt lớn và vẫn tiết kiệm thời gian nấu.
Ưu điểm của lò vi sóng là tiết kiệm năng lượng; giảm thời gian nấu, thực phẩm giữ được nhiều chất dinh dưỡng và hương vị nguyên thủy, nhưng lò vi sóng cũng có những nhược điểm như phóng xạ có thể thoát ra ngoài; sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều (xung quanh lò) chỗ ít nóng (giữa lò). Vì thế thực phẩm ở giữa lò chậm chín hơn ở xung quanh lò…
Lò nướng có công nghệ sản xuất đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên vấn đề hư hỏng xảy ra rất ít. Bề mặt lò được làm rãnh và có độ dốc để dầu, mỡ trong thực phẩm khi nướng sẽ chảy và theo rãnh thoát ra ngoài. Nhờ cùng một lúc được nướng cả hai mặt nên thực phẩm mau chín và chín đều, cả vỉ nướng dưới và vỉ nướng trên. Lò được phủ chất chống dính nên dễ lau chùi. Tuỳ thể tích lò, loại nhiều hay ít chức năng và cả thương hiệu mà giá dao động từ vài trăm ngàn đến trên một triệu đồng.
Cẩn thận khi dùng lò nướng, lò vi sóng
Nếu hâm sữa cho trẻ cần tháo núm bình sữa trước khi hâm vì cao su nóng lâu, dễ phỏng miệng trẻ. Bình sữa phải là bình plastic an toàn, trong suốt, không mầu. Tránh bình bằng thủy tinh vì có thể nứt.
Không đậy món ăn quá kín vì áp lực bên trong lên cao dễ nổ tung. Phủ đồ nấu với miếng khăn giấy sáp hoặc miếng plastic mỏng để giữ hơi ẩm cho món ăn.
Thường xuyên kiểm tra lò một năm một lần coi có bị thất thoát sóng ra ngoài.
Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.
Không dùng đồ đựng bằng gỗ vì khi nóng sẽ nứt. Đồ đựng bằng nilon hoặc polyester dễ bị mềm, chảy.
Không nên dùng đồ sứ có viền kim loại vì dễ gây ra tia điện
Có nhiều loại đồ đựng cho lò nhưng trong nhà có nhiều thứ có thể tận dụng như dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, một vài loại plastic, giấy cứng… miễn là chống được nhiệt, sóng và dễ làm nóng món ăn.
Không chiên ngập mỡ trong lò vì dễ gây cháy.
Lau chùi và giữ cửa lò sạch sẽ để cửa luôn luôn khép kín, tránh thất thoát sóng ra ngoài.
Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò. Nên giữ ly nước trong lò dù không dùng để lỡ có người bất cẩn cho lò chạy khi không định nấu nướng. Nước còn hút năng lượng điện từ trường, tránh cho ống magnetron không bị cháy.