Tủ lạnh 3 cửa thường được ưa chuộng bởi các hộ gia đình có đông thành viên. Theo các kỹ thuật viên chuyên sửa tủ lạnh đang làm việc tại trung tâm điện lạnh Dila thì việc sử dụng tủ lạnh 3 cửa rất khác so với các tủ lạnh thông thường. Cách bài trí và bảo quản sản phẩm cũng khác nhau. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng các thiết bị điện tử, điều quan trọng là thiết bị phải được kết nối một cách chính xác, bài viết này sẽ hướng dẫn quý khách lắp đặt và sử dụng tủ lạnh Electrolux 3 cửa.
- Kinh nghiệm khi sử dụng lò vi sóng và tủ lạnh
- Có nên mua tủ lạnh Samsung không?
- Tại sao tủ lạnh bị nóng khắc phục thế nào
- Sử dụng tủ lạnh không đúng cách sẽ bị ngộ độc
- Những loại thực phẩm không tốt khi để qua đêm
- Mách bạn cách đẩy lùi mùi hôi trong tủ lạnh
Lắp đặt tủ lạnh Electrolux 3 cửa
KẾT NỐI THIẾT BỊ MỚI
Đặt thiết bị trên mặt sản phẳng
Điều chỉnh các chân ốc vít nếu mặt sàn không phẳng
Đặt mặt trước của tủ lạnh hơi cao hơn một chút để cửa có thể mở dễ dàng.
Để trống ít nhất một khoảng 10cm cho tất cả các bên và 30cm phía trên tủ lạnh để việc thông hơi và làm mát được hiệu quả.
Đặt thiết bị tránh xa ánh nắng mặt trời để hiệu quả làm lạnh được tốt hơn.
PHƯƠNG PHÁP TIẾP ĐẤT
Việc tiếp đất phải được thực hiện nhằm tránh hiện tượng đoản mạch hoặc sốc điện có thể gây ra do tủ lạnh bị rò rỉ điện.
Không tiếp đất nơi có ống dẫn gas, đường dây điện thoại hoặc bộ phận chống sét bởi có thể hết sức nguy hiểm khi sét đánh.
Trong trường hợp thiết bị điện tử không có mạch tiếp đất, hãy nối “dây tiếp đất” và chôn nó xuống đất.
XEM QUA THIẾT BỊ MỚI
Lưu ý:
1. Tháo dây dẫn điện
2. Tháo nước ra khỏi các khay
3. Lấy toàn bộ thức ăn ra khỏi ngăn lạnh
4. Giữ chặt thức ăn bằng băng dính khi di chuyển để đề phòng chúng rơi ra
5. Để an toàn, cần 2 người khiêng tủ lạnh
6. Không nâng tủ lạnh theo chiều thẳng đứng, mà nghiêng 45 độ.
Kinh nghiệm sử dụng tủ lạnh 3 cửa
Khi mua chiếc tủ 3 cánh về sử dụng thì trước lúc lắp đặt, các khách hàng cần phải kiểm tra xem sàn nhà (nơi đặt tủ lạnh) có bằng phẳng không, nếu không hãy điều chỉnh chân tủ cho đến khi tủ được bằng phẳng và chắc chắn.
Một lời khuyên an toàn đối với người sử dụng là để tránh trường hợp bị điện giật, trước khi vệ sinh tủ hay thay bóng đèn chúng ta phải tháo phích cắm. Ngoài ra, tuyệt đối không bao giờ tháo phích bằng cách kéo dây điện nguồn. Hãy Luôn luôn cắm chặt phích vào ổ, và kéo theo hướng thẳng để tránh làm hỏng dây nguồn.
Một lưu ý khá quan trọng, đó là không được đặt tủ lạnh ở nơi quá ẩm ướt hay nơi nhiệt độ cao. Tủ lạnh cần được đặt ở nơi khô ráo. Tuyệt đối không đặt tủ ở nơi giá lạnh hoặc nơi không được đảm bảo vệ sinh, chẳng hạn như ở trên vỉa hè, hay gần các thiết bị như lò sấy, gần lửa hoặc gần lò sưởi và dưới ánh nắng trực tiếp.
Một điều mà các nhà cung cấp cũng lưu ý người sử dụng, đó là trong khi tủ vận hành bên ngoài tủ sẽ nóng, đặc biệt là khi mới vận hành lần đầu. Đây là hiện tượng bình thường, chúng ta tránh để thực phẩm che các cửa gió vì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí trong tủ.
Trước khi cho thực phẩm vào tủ sử dụng, chúng ta nên để tủ chạy khoảng 2 – 3 tiếng, bởi điều này sẽ giúp bạn kiểm tra lại tủ đã vận hành đúng và đủ độ lạnh cần thiết để đông đá chưa.
Trong quá trình sử dụng, người sử dụng phải chắc chắn rằng bạn đã đóng khít cánh cửa của ngăn đông và ngăn trữ thực phẩm tươi, sau khi bạn lấy hoặc di chuyển thực phẩm trong các ngăn. Bởi, nếu cửa bị mở và bỏ quên trong một chừng mực nào đó thì bên trong ngăn đông sẽ phủ một lớp tuyết dài. Trong trường hợp này hãy gỡ bỏ tuyệt đi và hãy cẩn thận đóng cửa cho đúng và hiện tượng tuyết sẽ không xảy ra nữa.
Một lưu ý mà các nhà sản xuất cũng đưa ra cho người sử dụng, đó là khi chúng ta tháo rời các bộ phận như khay để đồ trong tủ ra vệ sinh, thì cần phải lắp lại đúng vị trí trước khi khởi động tủ lạnh trở lại. Sau khi đã hoàn thành các thao tác này, mới được đưa thực phẩm dự trữ vào trong tủ lạnh.
Cách vệ sinh đối với loại tủ lạnh 3 cánh, được chia làm 2 phần. Theo đó, đối với bên ngoài của chiếc tủ lạnh, bạn chỉ nên vệ sinh bằng nước xà phòng nhẹ, ấm với khăn mềm. Xả khăn sạch với nước và lau sạch bề mặt tủ.
Còn đối với bề mặt bên trong, bạn nên vệ sinh bên trong tủ thường xuyên, bằng cách lau bên trong tủ với khăn mềm và nước xà phòng nhẹ, ấm. Hãy để khô hoàn toàn tất cả bề mặt và các bộ phận có thể di chuyển. Tuyệt đối không được để nước rơi vào bộ phận điều khiển tủ lạnh.
Một cảnh báo mà các nhà cung cấp đưa ra đối với tất cả người mua và sử dụng tủ lạnh 3 cửa, là tuyệt đối không bao giờ dùng nước nóng, dung môi, các hóa chất tẩy rửa dùng cho nhà bếp, dầu đánh bóng, dung dịch vệ sinh có chất ăn mòn hoặc mài mòn, hoặc cọ rửa để làm vệ sinh tủ lạnh, vì như vậy có thể gây tổn hại tủ lạnh.