dila - trung tam dien lanh

Khi sử dụng lò vi sóng cần lưu ý 10 điều sau

Theo kinh nghiệm của người dùng thì lò vi sóng có tác dụng rất hiệu quả trong việc rã đông thực phẩm, nấu ăn nhanh chóng, và không cần phải dùng đến nhiều dụng cụ nhà bếp… Nhưng trong thời gian sử dụng, các kỹ thuật viên chuyên sửa lò vi sóng đang làm việc tại trung tâm điện lạnh Dila khuyên bạn nên chú ý đến những điều sau cần tránh, để có thể kéo dài tuổi thọ của lò vi sóng cũng như bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.

Những điều cấm kỵ khi sử dụng lò vi sóng

Tránh thao tác lâu trước lò vi sóng : Sau khi mở lò vi sóng, nên đứng cách xa ít nhất là 1 mét.

Không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng : Vì ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị bắn ra ngoài, dễ gây ra lửa. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.

Không dùng đồ đựng đậy nắp kín để gia nhiệt thực phẩm lỏng như canh, sữa… mà phải để trong đồ đựng rộng miệng. Vì khi đun nấu, chất lỏng nóng lên, khiến áp suất bên trong và ngoài đồ đựng chênh lệch cao, dễ bị nứt vỡ. Ngay cả khi đun nấu thức ăn có hộp sẵn, trước tiên cần dùng kim hoặc đũa chọc thủng màng ngoài để tránh gây nứt vỡ hộp, thức ăn bắn ra làm bẩn thành lò.

Không đưa vào lò vi sóng những đồ đựng bằng kim loại như sắt, nhôm, dụng cụ inox, sắt tráng men… vì khi gia nhiệt sẽ sinh ra tia lửa điện và gây phản xạ vi sóng, vừa gây hư hại cho lò vừa không nấu chín được thức ăn.

Xem thêmNhững nguy hiểm khi sử dụng lò vi sóng

Không đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng để gia nhiệt : Làm như vậy sẽ gây biến dạng đồ nhựa, mặt khác dùng đồ nhựa thông thường sẽ sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm thức ăn, có hại cho sức khỏe.

Không được đặt lò vi sóng trong phòng ngủ : Đồng thời phải chú ý giữ cho lưới tản nhiệt trên thành lò luôn thông thoáng, không để vật khác che lấp.

Tránh dùng túi ni-lông trực tiếp bao gói thực phẩm : Trong quá trình gia nhiệt, tốt nhất là không để túi ni-lông dính trực tiếp vào thực phẩm mà phải để thực phẩm vào bát sau đó bọc kín bằng túi ni-lông hoặc đậy bằng đồ thủy tinh hoặc sành sứ lên miệng bát. Làm như vậy sẽ giữ kín được hơi, khiến việc gia nhiệt tản đều. Trước khi lấy thức ăn ra hãy chọc rách màng ni-lông bảo quản để khỏi dính vào thức ăn.

Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không được đưa lại vào tủ lạnh bảo quản : Vì trên thực tế khi rã đông trong lò vi sóng, lớp bên ngoài thực phẩm được gia nhệt bằng nhiệt độ thấp, ở nhiệt độ này, vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Nếu đưa lại vào tủ lạnh chỉ làm ngừng sự phát triển chứ không thể tiêu diệt được số vi khuẩn đó. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.

Không được đưa thịt gần chín vào gia nhiệt tiếp : Bởi lẽ thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh vi khuẩn vẫn sinh sôi, dẫu có gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn. Vì vậy, thực phẩm đông lạnh cần đưa vào lò vi sóng rã đông trước, sau đó mới gia nhiệt nấu chín.

Thời gian gia nhiệt không được quá lâu : Thực phẩm đưa vào lò vi sóng để gia nhiệt hoặc rã đông, nếu để quá hai tiếng không lấy ra thì phải vứt bỏ, kẻo ăn vào sẽ bị ngộ độc thực phẩm.

Bài viết liên quan
Website: DiLa - Trung Tâm Điện Lạnh
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012