dila - trung tam dien lanh

Sử dụng tủ lạnh như thế nào cho đúng ?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tủ lạnh được ví như người bạn thân của các bà nội trợ. Trong mỗi gia đình chúng ta điều có riêng một chiếc tủ lạnh dùng để dự trữ và bảo quản thức ăn. Nhưng để giữ cho tủ lạnh luôn gọn gàng và sạch sẽ thì có lẽ rất ít người quan tâm. Cho nên từ một thiết bị tiện dụng, nếu chúng ta không bảo quản đúng cách lại trở thành cổ máy gây ” phiền phức ” cho chúng ta.

Duy trì nhiệt độ phù hợp và hạn chế tiêu hao năng lượng

Vấn đề của hầu hết các gia đình lưu trữ thực phẩm cả tuần là chúng ta thường có một cái tủ lạnh đầy ắp vào đầu tuần và rỗng tuếch vào cuối tuần. Theo kinh nghiệm cá nhân thì mình thường sắp xếp dàn trải hết các ngăn nhưng lại tạo khoảng trống giữa các hộp và vách tiếp giáp, giữa các hộp với nhau và cũng như giữa nắp hộp với khoảng không bên trên để tạo không gian không kín quá cũng không hở quá, lại tận dụng được nhiều chỗ đựng.

Nếu sắp xếp đồ ăn quá ít thì sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài khi mở tủ sẽ tăng mạnh, vừa gây tốn điện vừa giảm độ lạnh. Mật độ phù hợp: lượng đồ ăn trong tủ không nhiều quá cũng không ít quá. Nếu tủ lạnh kín mít với những gói đồ ăn chồng chất lên nhau, không tạo một khe hở nào cả để khí lạnh lưu thông thì chất lượng bảo quản thực phẩm sẽ bị giảm sút, dễ phát sinh hiện tượng đông đá, úng rữa ở các vách tiếp giáp trong khi lại thiếu lạnh ở những nơi khác.

Hộp đựng cho tủ lạnh

Hộp đựng cho tủ lạnh

Trung tâm điện lạnh Dila chuyên cung cấp dịch vụ sửa tủ lạnh tại nhà khu vực TP.HCM. Dịch vụ chuyên nghiệp, chế độ bảo hành dài hạn, nhân viên kỹ thuật thành thạo tay nghề.

Các hộp này chịu nhiệt từ -20 đến 140 độ C, bằng nhựa không độc hại có kháng khuẩn. Mình mua 5 cỡ với dung tích dao động từ 150 đến 940ml, rất tiện dụng để đựng các khẩu phần ăn khác nhau cũng như sắp xếp tiết kiệm không gian. Khi không dùng thì xếp chồng các hộp lên nhau, lồng hộp nhỏ vào hộp to nên cũng gọn.

Riêng thực phẩm đông lạnh thì mình chọn hộp nhựa Smart Flap của Nhật Bản với các ưu điểm: nhẹ, bền, đẹp; không cần dùng khóa mà nắp vẫn chặt và kín; đặc biệt có van thông khí nên thuận tiện khi sử dụng trong cả ngăn đông lẫn lò vi sóng (khi cho vào lò vi sóng chỉ việc mở van chứ không cần mở nắp). Đồ ăn chín thì mình chuyên dùng hộp thủy tinh có nắp đậy kín để dễ hâm trong lò vi sóng, còn các loại khác thì dùng khay, hộp nhựa phù hợp để bảo quản.

Sắp xếp linh hoạt và hợp lý

Tủ lạnh có một ưu điểm so với nhiều loại tủ khác là có thể điều chỉnh độ cao thấp của các ngăn, cho phép chúng ta bố trí linh hoạt tùy theo loại và lượng thực phẩm cần bảo quản. Với bản thân mình thì yếu tố thẩm mĩ khi sắp xếp tủ lạnh đứng hàng thứ yếu (tất nhiên nếu đẹp được thì càng tốt). Điều cần ưu tiên hơn là sự thuận tiện khi sử dụng, nói nôm na là dễ lấy và dễ cất.

Thực phẩm trong tủ lạnh không phải lúc nào cũng giống hệt nhau cả về thể loại lẫn số lượng. Tủ lạnh của “người độc thân vui tính” khác với tủ lạnh của một bà mẹ có con nhỏ đang tuổi ăn dặm, tủ lạnh đầu tuần khác với tủ lạnh cuối tuần… Chính thói quen ăn uống phong phú và đa dạng theo từng thời điểm, sở thích của từng thành viên, sự thuận tiện khi mua sắm… mà chiếc tủ lạnh có rất nhiều cách sắp xếp phù hợp, miễn là đáp ứng được nhu cầu bảo quản thực phẩm và hợp lý hóa không gian.

Cũng vì nhu cầu thực phẩm khác nhau theo từng thời điểm, nên đôi khi các ngăn chức năng đã được “quy hoạch” cho từng loại thực phẩm không đủ chỗ để đáp ứng nhu cầu lưu trữ. chúng ta có thể linh hoạt cho các loại thực phẩm đang lâm vào cảnh “không nhà” sang “tạm trú” ở các ngăn khác, miễn là vẫn có cách bảo quản phù hợp, không ảnh hưởng đến các loại thực phẩm đang chứa đựng ở đó.

Chăm sóc tủ lạnh

Phân loại và sắp xếp các loại thực phẩm có chức năng và chế độ bảo quản riêng theo từng khu vực tương ứng: thịt cá, rau củ quả, trứng, sữa, bơ và phô mai, thức ăn nhanh, đồ ăn chín, nước sốt và gia vị…

Những thực phẩm có mùi luôn được đậy kín để tránh ô nhiễm mùi cho tủ lạnh cũng như các loại thức ăn khác.

Luôn đặt trong ngăn mát tủ lạnh một vài lát chanh hoặc vỏ quýt để khử mùi, tạo mùi hương thơm mát tự nhiên khi mở tủ.

Vệ sinh định kỳ mỗi tuần một lần bằng chanh và nước sạch. Chanh có tác dụng tẩy rửa tốt, lưu lại mùi hương thiên nhiên nhẹ nhàng và không làm thực phẩm ảnh hưởng bởi hóa chất. Vệ sinh ngay lập tức nếu lỡ để trào, dính thức ăn trong tủ lạnh.

Tiết kiệm không gian tủ lạnh

Tiết kiệm không gian tủ lạnh

Để tối ưu hóa không gian tủ lạnh, nên có sự sắp xếp hợp lý. Tránh nhét bừa vào tủ lạnh đủ thể loại bao bì, chai lọ, hộp to hộp nhỏ hoặc đồ ăn còn nguyên gói xách từ chợ về…, vừa mất vệ sinh vừa lộn xộn, rối mắt, chật chội và khó sử dụng. Hãy phân loại thực phẩm trong các loại hộp, khay, bao bì… phù hợp; sắp xếp trật tự theo các ô, ngăn tương ứng và sử dụng các đồ đựng, phân ngăn chuyên dụng cho tủ lạnh để tận dụng không gian một cách tối ưu.

Không cần phải sắm cái tủ lạnh quá to mới đủ chỗ đựng thực phẩm cho cả tuần. Tủ lạnh có dung tích phù hợp với số lượng thành viên cũng như thói quen sinh hoạt của gia đình sẽ đem lại sự thuận tiện và các giải pháp tiết kiệm năng lượng, diện tích.

Phân loại thực phẩm

Phân loại thực phẩm

Rau củ quả: Nhà mình ăn nhiều rau quả, nên đương nhiên rất chú trọng đến việc bảo quản rau quả sao cho tươi lâu. Mình thường mua rau ở cửa hàng rau sạch, vừa yên tâm về an toàn thực phẩm, vừa tiện vì đã được đóng gói sạch đẹp, chỉ việc cho vào ngăn rau tủ lạnh, nếu thiếu chỗ thì trưng dụng thêm các ngăn mát, bảo quản được khá lâu. Với những thứ mua ở chợ thì mình làm sạch rau củ, loại thì để ráo, loại nào cần thiết thì làm khô bằng rổ quay rau, sau đó cho vào hộp nhựa có nắp, bao zipper hay các khay đựng cho những loại không cần đậy kín. Có thể lót thêm giấy thấm nếu rau chưa thật sự khô. Làm như vậy, rau củ quả sẽ được giữ tươi suốt tuần và khi đem ra nấu chỉ việc xả sơ dưới vòi.

Đối với các món chính (thịt, cá, tôm…) nếu không ăn ngay thì rửa sạch, chia thành từng bữa vừa ăn và bỏ vào hộp theo kích cỡ tương ứng. Để dễ sắp xếp và tiết kiệm diện tích, mình thường dùng một loại hộp với nhiều cỡ từ nhỏ đến lớn. Bữa nào ăn gì chỉ cần rút hộp đó ra, thường là chiều ăn thì buổi sáng mình lấy hộp thức ăn từ ngăn đông bỏ xuống ngăn mát để rã đông tự nhiên, hôm nào quên mới cần dùng đến lò vi sóng. Ngăn cửa tủ đông là nơi bảo quản khoai tây lạnh để chiên, các loại rau củ quả đông lạnh dùng làm salad.

Các loại gia vị cần bảo quản lạnh và thức ăn chín cần lưu trữ cũng được cho vào hộp kín và đặt nơi phù hợp. Đối với đồ ăn chín thì mình cho vào hộp thủy tinh tròn có nắp, khi lấy ra dùng chỉ việc bỏ nắp và hâm trực tiếp trong lò vi sóng, rất tiện lợi. Thức ăn nhanh, trứng, sữa, phô mai, nước uống… cũng có ngăn riêng để cất.

Bài viết liên quan
Website: DiLa - Trung Tâm Điện Lạnh
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012