dila - trung tam dien lanh

Sử dụng máy lạnh người dân “tránh nóng gặp bệnh”

Trong những ngày nắng nóng cao điểm như hiện nay tại Sài Gòn, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát đặt biệt là máy lạnh tăng cao. Tại các siêu thị điện máy lúc nào cũng đông khách hàng tìm đến với nhiều nhu cầu khác nhau như mua máy lạnh, quạt điều hòa hơi nước… Bên cạnh đó tại các trung tâm điện lạnh nhu cầu phục vụ cho khách hàng sửa máy lạnh, lắp máy lạnh cũng không ngừng hạ nhiệt. Bên cạnh những lợi ích mà các thiết bị như máy lạnh mang lại cho người dùng thì không ít người khi sử dụng máy lạnh trong thời gian dài để tránh nóng đã không tránh khỏi các căn bệnh như mệt mỏi, đau đầu và chi phí tiền điện tăng cao.

Tránh nóng gặp bệnh

mang bệnh nếu sử dụng máy lạnh nhiều

Trên các diễn đàn, mạng xã hội gần đây, không ít người than thở sáng nào cũng cảm thấy người mệt mỏi, uể oải, có cảm giác sức khỏe yếu đi bởi đêm trước nằm ngủ trong phòng mở máy lạnh.

Trên diễn đàn liên quan đến ô tô, thành viên Xetaplai77 chia sẻ: Phòng ngủ nhà em có 8m2, khi ngủ để máy lạnh 27 độ C và bật thêm cái quạt tốc độ. Lúc ngủ thì mụ mị, mê mệt, đến khi thức dậy cả nhà đều bị nặng đầu rất khó chịu, đến công ty làm việc uể oải không có chút khí thế nào.

“Không biết là do phòng nhỏ, đóng kín cửa bí không khí lại mở máy lạnh lâu nên ngủ dậy sức khỏe mới vậy hay là do thời tiết?”, Xetaplai77 thắc mắc.

Tương tự, thành viên Dungeon cũng than rằng, hôm nào mở máy lạnh khi ngủ, lúc thức dậy anh cũng bị đau đầu, người thì ngơ ngơ cả tiếng đồng hồ mà không nhấc nổi chân ra khỏi giường.

Còn trên diễn đàn của các bậc cha mẹ, thành viên tranghi tâm sự: “Nhà em cũng để máy lạnh ở mức 29 độ C, cộng thêm một máy phun sương để giữ độ ẩm ở mức khoảng 50%. Nếu không có phun sương thì độ ẩm thường xuống dưới 40. Tuy nhiên, ngủ dậy thấy khô hết cả mũi họng. Con cái cũng bị viêm họng suốt. Nhưng không dùng máy lạnh thì nóng không chịu được”.

Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Thị Lan Anh (Phòng khám Đa khoa, đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, máy lạnh giờ trở thành vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Một số gia đình còn để máy lạnh chạy cả đêm, nhất là vào những ngày nắng nóng. Song, vì quá lạm dụng vào máy lạnh nên nhiều người sử dụng thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức đầu, khô da, viêm da, thiếu khí thở… Trẻ em hay bị viêm họng, thậm chí viên phổi nếu để máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp.

Bác sỹ Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng, nguyên nhân phần lớn là do người dân sử dụng máy lạnh không đúng cách.

Theo bác sỹ, khi lắp đặt máy lạnh trong phòng ngủ cần chú ý không lắp theo hướng chĩa thẳng vào giường nằm vì nguồn nhiệt độ lạnh nhất chính là ở chính giữa dòng không khí ra của máy lạnh. Nếu không nằm ngủ sẽ có thể bị nhiễm lạnh bởi dòng không khí này. Ngoài ra, điều chỉnh để nhiệt độ ở mức 28 độ C. Không nên để nhiệt độ quá thấp, vừa tốn điện lại vừa làm da khô.

Lời khuyên khi sử dụng máy lạnh mùa nóng

sử dụng máy lạnh hợp lý

Khi mở máy lạnh, mọi người cũng cần chú ý tới hơi ẩm trong phòng. Độ ẩm trong phòng phải đạt khoảng 70%. Vì thế, hãy để một chậu nước nhỏ hoặc máy tạo hơi nước cấp độ nhỏ là đủ cho cả căn phòng. Nhất là phòng có trẻ em.

Một điều cần lưu ý nữa, trẻ em thường rất dễ mắc những bệnh như viên họng, thậm chí viêm phổi. Vì thế, khi cho trẻ nằm trong phòng có máy lạnh cần đắp thêm chăn mỏng cho trẻ vào ban đêm. Bởi theo bác sỹ Lan Anh, do nhiệt độ là 28 độ C, nhưng khi ngủ thì ít hoạt động, ít nhiệt lượng được tạo ra nên trẻ vẫn có thể bị lạnh. Do vậy, mẹ phải đắp một cái chăn mỏng lên người trẻ từ đầu gối đến hết ngực. Để kiểm tra trẻ có bị lạnh không, bạn hãy sờ chân, tay, vành tai. Nếu những vị trí này mà mát thì đạt yêu cầu, còn nếu mát… lạnh thì cần nâng nhiệt độ lên. Chú ý là chỉ những người ngồi trong máy lạnh mới có cảm nhận chính xác nhiệt độ da của trẻ.

Đồng tình với quan điểm trên, chủ một trung tâm bảo dưỡng điện lạnh cho biết, ngoài ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sử dụng, lắp đặt máy lạnh không đúng cách còn tốn kém không ít tiền điện.

Anh nói thêm người dùng nên tính toán để chọn máy lạnh có công suất phù hợp. Thông thường, với nhà ở bình thường, xung quanh tường không có cửa kính, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào tường, xung quanh phòng thì có thể dùng công thức 1m2 nhân với 600 BTU. Ví dụ, diện tích căn phòng 20 m2 nhân với 600 BTU sẽ cần phải lắp 12000 BTU. Theo đó, phòng khoảng 10 m2 chỉ nên lắp máy lạnh có công suất 9000 BTU.

Cục treo trong nhà nên lắp hướng gió thổi dọc theo nhà, không nên treo để gió thổi ngang giữa phòng hoặc góc phòng sẽ làm cho không khí trong phòng không đồng đều. Tránh lắp trên cửa ra vào, cửa sổ, lắp sát trần nhà. Những vị trí này không khí chênh lệch cao, không khí nóng bên ngoài lọt vào gặp không khí lạnh trực tiếp của máy lạnh sẽ ngưng tụ, gây hiện tượng đổ mồ hôi và nhỏ nước ở cửa gió dẫn đến tốn điện

Còn về nhiệt độ, nên để ở mức từ 27 độ C trở lên, vừa tiết kiệm điện vừa tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, ban đêm, mọi người cũng chỉ nên bất máy lạnh khoảng 3 tiếng đồng hồ, sau ba tiếng có thể tắt máy lạnh, mở quạt điện bình thường. Lúc đó khí lạnh trong phòng vữa giữ được, quạt điện sẽ làm không khí lưu thông, thoáng mát rất dễ chịu.

“Đặc biệt, khi sử dụng máy lạnh lâu, mọi người nên chú ý tới việc bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Nhiều gia đình dùng nhiều nhưng không vệ sinh máy, màng lọc bám bụi gây cản trở sự trao đổi nhiệt, làm máy lạnh giảm mát. Theo đó máy lạnh phải chạy liên tục rất tốn điện”

Bài viết liên quan
Website: DiLa - Trung Tâm Điện Lạnh
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012